Xử lý nước thải chế biến tinh bột mì như thế nào là hiệu quả và quá trình thiết kế và thi công sẽ được công ty môi trường ngọc lân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường được đánh giá cao về hồ sơ năng lực. Ngoài ra công ty còn thu gom xử lý rác nguy hại LH 0905 555 146

Việt Nam là nước lấy nông nghiệp làm gốc, với 80% dân số làm nghề nông, vì thế các sản phẩm nông nghiệp được tạo ra rất nhiều. Tuy nhiên giá trị sản phẩm thô sẽ rất thấp, để tăng giá trị và tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng của chúng thì các ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp xuất hiện, trong đó ngành chế biến tinh bột sắn là một trong những ngành chế biến lớn. Chính các công đoạn chế biến là nguyên nhân chính phát sinh nước thải mà trong đó chứa rất nhiều các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Vì thế xử lý nước thải chế biến tinh bột mì đã và đang được sự quan tâm của toàn ngành và xã hội.

TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ

Thành phần trong khoai mì

 xu_ly_det_nhuom_1

xu_ly_det_nhuom_2

Quy trình chế biến tinh bột mì (sắn)

xu_ly_det_nhuom_3

Nguồn: Công ty TNHH tinh bột sắn Tân Châu- Singapore

TỔNG QUAN NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ

Nguồn gốc nước thải

Nước thải của nhà máy chủ yếu phát sinh trong khâu bóc vỏ, rửa, tách dịch bào và một lượng rất ít nước thải sinh hoạt của công nhân cũng được thu hồi và xử lý chung với nước thải chế biến tinh bột mì. Nhìn chung cũng có 2 loại chính:

– Nước rửa: phát sinh từ các công đoạn rửa. Chiếm khoảng 42% tổng lượng nước thải của nhà máy, ít ô nhiễm hữu cơ hòa tan, chủ yếu là cát, đất,…

– Nước thải sản xuất: ô nhiễm hữu cơ và cặn lơ lửng cao phát sinh từ các công đoạn băm, mài, tách dịch, tách xác và ly tâm, lọc tinh,…

Thành phần và tính chất nước thải

Bảng 1: thành phần và tính chất nước thải chế biến tinh bột mì

STT Thành phần Gía trị (mg/l) QCVN 24: 2009/BTNMT, cột B
1 COD 15000 100
2 BOD5 8000 50
3 SS 5000 100
4 Tổng N 22,5 30
5 CN- 25 0.1
6 pH 3.5 – 5 5.5 -9
7 Tổng P 143 6

Nguồn: Công ty TNHH tinh bột sắn Tân Châu- Singapore

Kết quả phân tích chất lượng nước thải từ nhiều nhà máy chế biến tinh bột mì như sau:

Bảng 2: thành phần tính chất nước thải nhà máy chế biến tinh bột mì

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
pH 4.2 – 5.1
COD mg/l 2500 – 17000
BOD5 mg/l 2120 – 14750
SS mg/l 120 – 3000
N-NH3 mg/l 136 – 300
N-NO2 mg/l 0 – 0.2
N-NO3 mg/l 0.5 – 0.8
N – Tổng mg/l 250 – 450
P – Tổng mg/l 4 – 70
CN- mg/l 2 – 75
SO42- mg/l 52 – 65

Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp sinh học- PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2010

YÊU CẦU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ

Qua kết quả các thành phần tính chất nước thải ở các bảng trên ta thấy xử lý nước thải chế biến tinh bột mì tập trung vào rất nhiều chỉ tiêu và có đặc trưng là ô nhiễm chất hữu cơ và vô cơ cao, BOD có thể tới 14750 mg/l; COD có thể lên đến 17000mg/l. Ngoài ra các chỉ tiêu khác như N, P, SS, cũng vượt chuẩn rất nhiều.

Ngoài ra còn có cyanua CN- có thể lên đến 75 mg/l (theo QCVN 24:2009/ BTNMT, cột B, CN- =0.1 mg/l). Cyanua là chất độc vô cùng bất lợi trong quá trình xử lý nước thải chế biến tinh bột mì bằng phương pháp sinh học vì cyanua cản trở hoạt động của vi sinh vật. Vì thế phải loại CN- trước khi vào công trình sinh học.

T

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ

– Nước thải theo mương dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất lơ lửng như cành, vỏ,…và chảy vào hố thu, từ hố thu nước thải chảy qua bể lắng cát để loại cát, sỏi,…và chảy về hầm bơm.

– Hầm bơm để tiếp nhận nước thải và nâng cao trình các công trình phía sau của trạm xử lý nước thải chế biến tinh bột mì. Và bơm vào bể điều hòa.

– Bể điều hòa tiếp nhận và điều hòa lưu lượng và tính chất nước thải, được thổi khí để ngăn quá trình kị khí sinh mùi

– Bể acid hóa nhằm xử lý cyanua và chảy vào nể trung hòa để điều chỉnh lại pH khoảng 6- 6.5 để thích hợp cho quá trình xử lý kị khí.

– Bể kị khí để phá vỡ các hợp chất khó phân hủy sinh học, sủ dụng bùn hạt tọa điều kiện cho các vi sinh vật dính bám, sinh trưởng phát triển .

– Bể Anoxic + MBBR + Aerotank để xử lý N, P đồng thời bể MBBR giảm được tải lượng BOD, COD tạo điều kiện thích hợp cho quá trình xử lý bùn hoạt tính- Aerotank. Sau bể bùn hoạt tính nước thỉ qua lắng sinh học. Sau đó qua trung gian , lọc và thải ra nguồn tiếp nhận.

Công ty môi trường ngọc lân nhận thiết kế công nghệ xử lý nước thải LH : 0905 555 146

Xem thêm :  Xử lý nước thải bằng thực vật

https://ngoclan.co/wp-content/uploads/2014/08/xu_ly_nuoc_thai_bia.pnghttps://ngoclan.co/wp-content/uploads/2014/08/xu_ly_nuoc_thai_bia-150x150.pngXử lý nước thảixu ly nuoc thai bot mi,xử lý nước thải chế biến tinh bột mìXử lý nước thải chế biến tinh bột mì như thế nào là hiệu quả và quá trình thiết kế và thi công sẽ được công ty môi trường ngọc lân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường được đánh giá cao về hồ sơ... Xử lý nước thải - Xử lý khí thải - Xử lý rác thải - Tư vấn môi trường