Xử lý khí thải lò hơi
- GIỚI THIỆU
Xử lý khí thải lò hơi phương pháp xử lý khí bụi ô nhiễm. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, đến sự sống của trái đất. Ô nhiễm không khí thường do các nhà máy trong các khu công nghiệp xả thải môi trường không khí khi chưa xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo. Khí thải lò hơi sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, than củi, dầu F.O… Quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra các khí độc như H2S, NOx, SO2, CO… Những chất thải này đều gây nên những ảnh hưởng xấu tới chất lượng không khí môi trường, vì vậy ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. Việc xử lý khí thải lò hơi là vô cùng quan trọng
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓI THẢI LÒ HƠI:
Nhiệt từ các thiết bị công nghệ được tạo ra từ lò hơi sử dụng dung môi là hơi nước và nhiên liệu được sử dụng từ nhiều loại khác nhau. Khói thải của lò hơi được sinh ra chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Quá trình đốt cháy sinh ra lượng nhiệt lớn, đi kèm theo đó là lượng khí bụi, các hợp chất khí độc hại như H2S, NOx, SO2, CO…Nhiệt độ của khí thải khi thoát ra khỏi lò hơi thường cao xử lý khí thải
a. Khói thải lò hơi với nhiên liệu than củi:
Lượng nhiệt sinh ra từ việc đốt nhiên liệu, sau khi qua quá trình gia nhiệt cho các chất nhận nhiệt và được thải ra thiết bị vẫn có nhiệt độ cao (từ 120-1500oC).
Thành phần khí thải bao gồm chủ yếu là bụi và các khí độc như CO, CO2, N2,… tro bụi (có kích thước tù 0,5 – 500 µm)… Nhiệt đầu ra cao cùng với lượng oxi dư là nguyên nhân gây nên sự oxi hóa, ăn mòn thiết bị… Tro bui sinh ra sẽ bám lên thành thiết bị, làm giảm hiệu suất quá trình truyền nhiệt của các thiết bị.
b. Khói thải lò hơi với nhiên liệu than đá:
Than đá có thành phần chủ yếu là C, khi cháy than đá cung cấp một lượng nhiệt lớn và có thời gian cháy lâu hơn than củi. Cũng giống như than củi thành phần của khí thải lò hơi khi đốt cháy bằng than đá gồm các khí như CO, CO2, N2, NOx, tro bụi(có kích thước từ vài µm tới vài trăm µm) … ngoài ra còn có thêm SO2, SO3.
c. Khói thải lò hơi với nhiên liệu dầu F.O:
Dầu F.O (hay còn gọi là dầu đen, dầu mazut) là phức chất của các Hydro Cacbon cao phân tử, tồn tại ở thể lỏng, sánh. Khí thải lò hơi khi đốt bằng dầu F.O sinh ra các khí CO, CO2, NOx, SO2, SO3, tro bụi,… Khi đốt cháy, dầu F.O sinh ra lượng bụi ít, nhiệt độ rất cao, việc sử dụng vào việc đốt cháy đơn giản nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Thành phần lưu huỳnh (S) trong nhiên liệu vừa làm giảm nhiệt trị của nhiên liệu, vừa quyết định đến lượng SO2, SO3 (là 2 chất chính gây ăn mòn thiết bị) nên khi chọn nhiên liệu cần chú ý đến điều này. Nồng độ các chất thải sinh ra khi đốt 1 đơn vị dầu F.O:
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (QCVN 19:2009/BTNMT), nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định như sau:
Trong đó:
– Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
– Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÓI THẢI LÒ HƠI:
Ví dụ: Hệ thống xử lý khí thải sử dụng nhiên liệu là dầu F.O.
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ: Khí thải từ lò hơi đi ra có nhiệt độ cao trước đi vào tháp hấp thụ sẽ được hạ nhiệt độ xuống qua quá trình hấp thụ nhiệt ở bể tản nhiệt. Khí ra có nhiệt độ cao sẽ được sục vào nước lạnh trong bể tản nhiệt, vừa làm giảm nhiệt độ dòng khí, vừa hấp phụ một lượng bụi, CO2… trong khí. Nước trong bể tản nhiệt được lưu thông với nước trong bể làm mát qua đường ống dẫn ở đáy bể. Khi nước trong bể tản nhiệt nóng lên, nước nóng sẽ lưu thông qua bể làm mát. Tại bể làm mát, khí sạch được thổi vào từ dưới đáy bể, giúp làm giảm nhiệt độ dòng nước nóng từ bể tản nhiệt chảy qua. Nước giảm nhiệt độ và sẽ chảy lại qua bể tản nhiệt nhờ cơ chế đối lưu. Khí sau khi được làm mát theo ống dẫn khí đi vào tháp hấp phụ. Tháp hấp phụ có các bộ phận chính gồm thân thiết bị, bên trong là lớp vật liệu lọc, giàn phun mưa, màng tách nước. Khí sau khi được làm mát sẽ đi từ dưới đáy tháp lên, dung dịch hấp phụ sẽ được phun từ trên xuống, chảy tràn trên bề mặt hấp phụ. Khí đi từ dưới lên tiếp xúc chất hấp phụ và bị chất hấp phụ giữ lại các thành phần cần xử lý có trong khí thải. Khí sạch đi lên đỉnh tháp, mang theo một phần nước ở dạng sương sẽ đi qua màng tách nước. Nước trong khí được giữ lại còn khí sạch thì bay lên đỉnh tháp và đưa ra ngoài. Dung dịch hấp phụ chảy từ trên xuống sẽ được đưa lại vào bể dung dịch hấp phụ và tiếp tục được sử dụng. Phần cặn bùn lắng xuống sẽ được thu lại và đem đi xử lý. Liên hệ công ty môi trường ngọc lân để được tư vấn miễn phí
Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !
KS : Giang nguyễn
https://ngoclan.co/xu-ly-khi-thai-lo-hoi/4303/https://ngoclan.co/wp-content/uploads/2014/08/xu_khi_thai_lo_hoi_3.pnghttps://ngoclan.co/wp-content/uploads/2014/08/xu_khi_thai_lo_hoi_3-150x150.pngXử lý khí thảiXử lý khí thải lò hơiGIỚI THIỆU Xử lý khí thải lò hơi phương pháp xử lý khí bụi ô nhiễm. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, đến sự sống của trái đất. Ô nhiễm không khí thường do các nhà máy trong các khu công nghiệp...admin mtngoclan2004@gmail.comAdministratorCông ty môi trường Ngọc Lân