Công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê

Chế biến cà phê đang là ngành sản xuất phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao với tổng diện tích đất trồng cà phê năm 2012 đạt trên 616.000 ha tăng 8% so với năm 2011 (571.000 ha). Theo dự báo ban đầu của USDA về sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 là 22.9 triệu bao tương đương 1.37 triệu tấn, giảm 8% so với mùa vụ trước.

Mặc dù sản lượng cà phê mùa vụ 2013/14 được dự báo là giảm nhưng diện tích canh tác vẫn tiếp tục tăng do sự cạnh tranh về giá giữa cà phê với các loại cây trồng khác. Theo số liệu báo cáo của ngành hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 12/2014 đạt 115.450 tấn tương đương 1.92 triệu bao (khoảng 60kg/bao), tăng 37.3% so với tháng trước và tăng 30.1% so với cùng kì năm trước.

Trong quý đầu tiên của niên vụ cà phê mới 2014/2015, Việt Nam  đã xuất khẩu 295.300 tấn cà phê, tăng gần 7% so với quỹ đầu tiên của năm trước.

công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh đó thì lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Trong đó, nước thải là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.

Nước thải chế biến cà phê chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên gây khó khăn trong quá trình xử lí ô nhiễm, ô nhiễm nước thải chế biến cà phê gây hủy hải môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực và sức khỏe cộng đồng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm được nồng độ các chất ô nhiễm đến mức cho phép khi xả vào nguồn tiếp nhận.

Các công đoạn xử lý:

Xử lý nước thải phát sinh ra trong quá trình chế biến cà phê chủ yếu trong các công đoạn:

–   Rửa thô: Nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm không cao, chủ yếu là chất rắn lơ lửng.

–   Xay vỏ: Nước thải phát sinh ít nhưng hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải đậm đặc, có độ đục và hàm lượng cặn cao. Trong giai đoạn này có vỏ thải ra cùng với nước thải nên nước thải có nhiều rác.

–   Ngâm enzyme: Đây là giai đoạn phát sinh nhiều nhất và hàm lượng chất ô nhiễm cao. Ngoài ra, nước thải giai đoạn này có độ nhớt.

–   Rửa sạch: Giai đoạn này thải ra nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng.

Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ việc vệ sinh các thiết bị và một lượng nước thải  sinh hoạt.

 

 

–                     Sơ đồ xử lí:

 

Công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê
Công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê

 

Nước thải từ các khâu sản xuất theo các hệ thống thoát nước tới bể thu gom, do trong nước thải có chứa nhiều vỏ cà phê, cành, cây lá… nên cần lắp đặt thêm song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn để không làm tắc nghẽn đường ống, bơm và các công trình xử lí sau. Lượng rác này sẽ được thu gom để làm phân compost hoặc chôn lấp chung với chất thải rắn trong nhà máy.

Sau đó nước thải từ hố thu được bơm sang bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều hòa lưu lượng và nồng độ giúp ổn định các công trình phía sau. Hóa chất dùng để trung hòa là NaOH và H2SO4. Ngoài ra trong bể điều hòa còn được lắp đặt hệ thống phân phối khí giúp oxi hóa một phần các chất hữu cơ có trong nước thải và tránh quá trình lên men yếm khí gây mùi hôi.

Nước thải tiếp tục được bơm qua bể keo tụ tạo bông, dung dịch keo tụ là Al2(SO4)3 (phèn nhôm) và chất keo tụ Polymer được châm vào với liều lượng nhất định bằng bơm định lượng. Sau đó nước thải tiếp tục chảy qua ngăn tạo bông thông qua hệ thống máng răng cưa, tốc độ khuấy trộn 15 vòng/phút, đảm bảo các bông cặn không bị vỡ mà kết thành khối lớn.

Nước theo hệ thống máng răng cưa tiếp tục được chảy qua bể lắng hóa lí, tại đây các bông cặn, chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy và được máy gạt bùn thu gom xuống hố thu và bơm sang bể nén bùn.

Do nước thải vẫn còn chứa hàm lượng các chất hữu cơ nên được dẫn qua bể sinh học hiếu khí Aerotank. Trong bể sinh học hiếu khí Aerotank vi sinh vật tăng trưởng trong môi trường lơ lửng, quá trình phân hủy các chất hữu cơ xảy ra khi vi sinh vật tiếp xúc với nước thải trong điều kiện có đủ oxi..

  • Phương trình phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh hiếu khí:

VSV + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2 Þ 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới

Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính tiếp tục được dẫn qua bể lắng 2. Hỗn hợp này  đi vào ống lắng trung tâm, theo dòng nước đi xuống, theo tấm hướng dòng đi ngược trở lên. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn sẽ rơi xuống, phần nước trong máng răng cưa đi ra ngoài và đến bể khử trùng.

Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn lại bể lắng hóa lý để đảm bảo mật độ vi sinh vật, phần còn lại được bơm về bể nén bùn.

Cuối cùng nước thải được bơm qua bể khử trùng trước khi ra nguồn tiếp nhận nhằm mục đích tiêu diệt các vi khuẩn, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải.

Công ty môi trường Ngọc Lân chuyên nhận xử lý nước  thải với giá thành rẻ nhất. Hãy gọi cho công ty chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. LH Mr.Hào : 0905 555 146

https://ngoclan.co/wp-content/uploads/2015/12/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-ca-Phe-2.jpghttps://ngoclan.co/wp-content/uploads/2015/12/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-che-bien-ca-Phe-2-150x150.jpgadminXử lý nước thảicông nghệ xử lý nước thải cà phê,Công nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê,xu ly nuoc thai,xu ly nuoc thai ca pheCông nghệ xử lý nước thải chế biến cà phê Chế biến cà phê đang là ngành sản xuất phát triển nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao với tổng diện tích đất trồng cà phê năm 2012 đạt trên 616.000 ha tăng 8% so với năm 2011... Xử lý nước thải - Xử lý khí thải - Xử lý rác thải - Tư vấn môi trường