Sản xuất nước mắm là một ngành chế biến thực phẩm khá phổ biến ở nước ta. Đây là một ngành nghề truyền thống và hiện nay đang được cơ giới hóa, phát triển mạnh. Gắn liền với quá trình phát triển này thì nhu cầu xử lý nước thải sản xuất cũng ngày càng tăng mạnh. Xây dựng Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm phù hợp, đạt tiêu chuẩn luôn là một trong những mối quan tâm đầu tiên của các doanh nghiệp trước khi đẩy mạnh sản xuất.
Đặc trưng nguồn nước thải sản xuất nước mắm
Nước thải của các nhà máy sản xuất nước mắm bắt nguồn từ hoạt động sơ chế, làm sạch nguyên liệu, vệ sinh các thùng chứa, lượng nước mắm dư, tồn đọng hay nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân… Do đó đặc trưng của nguồn thải này là hàm lượng BOD, COD cao, độ màu và chứa nhiều muối. Nếu không xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xảtrực tiếp ra nguồn tiếp nhận thì đây sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường như: giảm lượng oxy hòa tan, lan truyền nhiều mầm mống gây bệnh, ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác…
Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải ở các nhà máy sản xuất nước mắm (số liệu tham khảo ở công ty Masan). Xử lý nước thải

xu_ly_nuoc_thai_nuoc_mam

xu_ly_nuoc_thai_nuoc_mam_2

Nước thải được xử lý qua 3 bậc: cơ học, sinh học và hóa lý.
Đầu tiên nước thải sẽ qua các công trình cơ học để xử lý sơ bộ, loại bỏ các tạp chất thô, nâng cao hiệu suất các công trình xử lý phía sau, bảo vệ các thiết bị và các loại bơm. Các công trình xử lý cơ học gồm: Song chắn rác, bể lắng cát, bể điều hòa và bể lắng 1. Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các loại rác có kích thước lớn, tránh làm tắc nghẽn đường ống, nghẹt bơm, được đặt trong mương dẫn nước, đầu công trình xử lý. Sau khi qua song chắn rác, các loại tạp chất vô cơ như: sỏi, cát, đá dăm… sẽ bị loại bỏ bởi bể lắng cát. Nếu sử dụng bể lắng cát thổi khí ngoài việc loại bỏ được tạp chất vô cơ khỏi nước thải còn tách được các chất hữu cơ bám trên bề mặt các loại hạt.Lượng cát được tách ra khỏi nước thải được vận chuyển đến sân phơi cát để xử lý, tái sử dụng. Phần nước còn lại được chuyển đến bể điều hòa để ổn định lưu lượng, nồng độ. Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ giảm được bớt mùi hôi, nhiệt độ, có thể châm thêm hóa chất vào bể này để điều chỉnh độ pH về mức trung tính, để tạo điều kiện thích hợp cho các công trình xử lý sinh học. Nước thải được bơm đến bể lắng 1 để loại bớt các hợp chất hữu cơ.
Do tỉ lệ BOD5/COD ≈ 0,6 nên loại nước thải này phù hợp với các quá trình xử lý sinh học.
Ở các công trình xử lý sinh học thì các chất ô nhiễm hữu cơ được coi là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Hệ vi sinh vật được áp dụng để xử lý nước thải bao gồm nhiều loại: vi khuẩn, protozoa, nấm… nhưng vai trò chủ yếu là các loài vi khuẩn dị dưỡng. Khi vận hành các công trình xử lý sinh học cần đảm bảo các điều kiện sống tốt nhất cho các vi sinh vật: lượng DO, chất nền, chất dinh dưỡng, pH, nhiệt độ… Do lượng BOD trong nguồn nước thải này quá nhiều cần xử lý kị khí trước khi đưa vào bể hiếu khí. Sử dụng bể UASB cho quá trình xử lý sinh học kị khí. Nước thải được dẫn vào bể đi từ dưới lên với vận tốc khoảng 0,6 đến 0,9 m/h. Vi khuẩn sẽ lên men phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải tạo thành sinh khối và một số loại khí như H2S, CH4, CO… Khí CH4 được tạo ra từ quá trình này được sử dụng làm chất đốt. Khi xử lý nước thải bằng quá trình kị khí cần lưu ý một số chấttrong nước thải gây độc cho các vi sinh vật kị khí các độc chất như: Cr3+, Cr6+, Cu2+… Nếu các chất này tồn tại trong nước thải với lượng lớn cần phải xử lý nước thải bằng các phương pháp hóa lý trước khi đưa vào các bể sinh học. Sau bể UASB nước thải được tiếp tục xử lý bằng công trình hiếu khí để nâng cao hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ. Có thể áp dụng MBBR để xử lý. Sử dụng các giá thể lơ lửng làm nơi sinh trưởng, phát triển cho các loài vi sinh vật. Vật liệu đệm được giữ lơ lửng và di chuyển trong thể tích bể hờ vào quá trình cấp khí. Vi sinh vật sinh trưởng tạo thành lớp màng trên vật liệu đệm, đến khi đạt được đến độ dày nhất định, lớp màng sẽ rơi ra và bị cuốn theo dòng nước. Nước thải dẫn qua bể lắng 2 để loại bùn. Sau khi qua các công trình xử lý sinh học, nước thải đến các công trình xử lý bậc cao để nâng cao hiệu quả xử lý. Phần nước trong được dẫn qua bể lọc áp lực để loại bỏ màu và mùi. Cuối cùng nước thải được khử trùng bằng NaOCl để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh và xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Công ty môi trường ngọc lân nhận thiết kế công nghệ xử lý nước thải LH : 0905 555 146

https://ngoclan.co/wp-content/uploads/2014/08/xu_ly_nuoc_thai_nuoc_mam.pnghttps://ngoclan.co/wp-content/uploads/2014/08/xu_ly_nuoc_thai_nuoc_mam-150x150.pngadminXử lý nước thảiHệ thống xử lý nước thải sản xuất nước mắm,xử lý nước thải sản xuất nước mắmSản xuất nước mắm là một ngành chế biến thực phẩm khá phổ biến ở nước ta. Đây là một ngành nghề truyền thống và hiện nay đang được cơ giới hóa, phát triển mạnh. Gắn liền với quá trình phát triển này thì nhu cầu xử lý nước... Xử lý nước thải - Xử lý khí thải - Xử lý rác thải - Tư vấn môi trường