Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải như xử lý bằng phương pháp hóa học, sinh học,…sau đây chúng tôi xin giới thiệu công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (kỵ khí).
Có 2 loại:
Quá trình xử lý bằng phương pháp kỵ khí nhân tạo
Phương pháp kỵ khí tự nhiên: ao hồ kỵ khí
- Phương pháp kỵ khí nhân tạo:
– Bể UASB
– Lọc sinh học kỵ khí
– Kỵ khí tiếp xúc
- Bể UASB là (Upflow anearobic sludge blanket) là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức min là 100mg/l, nếu SS>3000mg/l không thích hợp để xử lý bằng UASB.
Hình ảnh 1: Phương pháp kỵ khí nhân tạo
Cơ chế hoạt động:
Nước thải được đưa vào bể UASB được phân phối từ dưới lên với vận tốc 0,6-0,9 m/h, qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha được thiết kế gồm các tấm chắn khí được đặt ở phía trên bể với nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí. Phần nước và khí tiếp tục đi lên, các hạt cặn lơ lửng sẽ bám vào bọt khí và đi lên tới thành tấm chắn sẽ bị va đập và rơi xuống, bọt khí đi lên được thu lại qua ống thu khí. Bùn sẽ được giữ ở dưới đáy bể, nước trong sẽ được dâng lên trên và được thu hồi theo ống dẫn đi sang công trình xử lý hiếu khí tiếp theo.
- Lọc sinh học kỵ khí
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp lọc kỵ khí thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ ( BOD, COD) rất cao (lên tới hàng ngàn mg/l). phương pháp này sử dụng rất nhiều các chủng vi sinh vật để xử lý, các chất khí được tạo thành sau quá trình xử lý là CH4 , H2S, H2, CO2, NH3.
Việc xử lý nước thải bằng phương pháp lọc kỵ khí thông qua 4 giai đoạn: giai đoạn thủy phân (chuyển hóa protein thành các axit amin, cacbonhydrat và các chất hữu cơ mạch dài); giai đoạn acid hóa (sử dụng vi sinh vật lên men các chất hữu cơ hòa tan thành các acid béo dễ bay hơi); giai đoạn axetic hóa ( sử dụng vi khuẩn axetic thành axit axetic, CO2,H2O); giai đoạn metan hóa (chuyển hóa các sản phẩm của các giai đoạn trên thành khí metan, sinh khối mới, CO2).
Nước thải được đưa vào bể lọc kỵ khí sẽ được phân phối đều theo diện tích đáy bể, nước đi từ dưới lên chảy qua lớp vật liệu lọc, các chất hữu cơ sẽ bám lại tại vật liệu lọc có chứa vi khuẩn yếm khí và tạo thành lớp màng vi sinh vật. Tại đây, các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy, bùn cặn sẽ được giữ lại trong khe rỗng của lớp vật liệu lọc. Sau 2-3 tháng ta sẽ xả bùn dư một lần. Phần nước sau khi qua lớp vật liệu lọc sẽ được chảy vào máng thu và tiếp tục đi sang công trình xử lý hiếu khí.
Vật liệu lọc có thể là:
– Dạng tấm (chất dẻo).
– Vật liệu rời hạt, như hạt polyspiren có đường kính 3-5 mm.
- Kỵ khí tiếp xúc:
Công trình gồm một bể phản ứng và một bể lắng riêng biệt với một thiết bị điều chỉnh bùn tuần hoàn.
Hình ảnh 2: kỵ khí tiếp xúc
Cơ chế hoạt động: Nước thải chưa xử lý được khuấy trộn với vòng tuần hoàn và sau đó được phân hủy trong bể phản ứng kín không cho không khí vào. Sau khi phân hủy, hỗn hợp bùn nước đi vào bể lắng, nước trong đi ra và bùn được lắng xuống đáy.
2.Quá trình xử lý bằng phương pháp kỵ khí tự nhiên
Ao hồ kỵ khí là loại ao sâu. Các VSV kỵ khí hoạt động sống không cần oxy của không khí.
Công ty môi trường ngọc lân nhận thiết kế công nghệ xử lý nước thải LH : 0905 555 146