Phân loại chất thải nguy hại, biện pháp thu gom và xử lý

  1. Định nghĩa và nguồn gốc chất thải nguy hại

Định nghĩa: Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.(theo quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ9TT, tại điều 2, mục 2).

Nguồn gốc: chất thải nguy hại có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và trong quá trình sinh hoạt của người dân

2. Phân loại chất thải nguy hại

  • Phân loại chất thải theo đặc tính: tính cháy, tính phản ứng, tính ăn mòn, tính độc
  • Phân loại theo luật định : ban hành theo quyết định 155/1999-QĐ-TTg

3. Tiến hành lấy mẫu, phân tích các loại chất thải.

Đối với bao bì thải trước khi thải ra:  trước khi tiến hành lấy mẫu, phân tích để phân định, phân loại Chất thải nguy hại , các thành phần chất được chứa còn lại trong bao bì phải được loại bỏ tối đa khỏi vật liệu bao bì bằng các biện pháp cơ học phù hợp (bóc, tách, cạo… đối với thành phần rắn, bùn hoặc trọng lực, ly tâm… đối với thành phần bùn, lỏng, nhưng không được sử dụng nước hoặc hoá chất để rửa, tách, tẩy), đảm bảo chỉ còn lại các thành phần bám dính (với độ dày trung bình dưới 01 mm hoặc hàm lượng dưới 01%).

Lấy mẫu, phân tích riêng biệt cho vật liệu bao bì (có các thành phần bám dính) và thành phần chất được chứa đã tách riêng ra có phải là CTNH hay không theo quy định tại Phần 3 của Quy chuẩn này. Nếu thành phần chất được chứa đã tách riêng ra là CTNH thì phân định luôn toàn bộ bao bì là CTNH mà không cần phân tích vật liệu bao bì. Nếu thành phần chất được chứa chỉ còn lại ở dạng tạp chất bám dính (với độ dày trung bình dưới 01 mm hoặc hàm lượng dưới 01%) thì không cần khâu loại bỏ bằng các biện pháp cơ học mà lấy mẫu, phân tích luôn. Đối với các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử…): việc lấy mẫu, phân tích để phân định, phân loại chất thải nguy hại  phải được tiến hành cho từng chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành nên phương tiện, thiết bị, ví dụ dầu máy).

Một chất thải chỉ được phân loại theo tên và mã CTNH của loại có gốc halogen hữu cơ hoặc có chứa thành phần halogen hữu cơ (kể cả cơ clo như PCB) nếu hàm lượng tuyệt đối của của ít nhất một thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH. Các sản phẩm được thu hồi, tái chế từ chất thải để làm nhiên liệu, nguyên vật liệu sản xuất như dầu mỡ, dung môi, cồn và các hoá chất: phải đảm bảo các thành phần kim loại nặng (trừ trường hợp kim loại nặng là thành phần chính của sản phẩm) và các thành phần halogen hữu cơ dưới ngưỡng CTNH, đã đăng ký tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng sản phẩm và đạt các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm (nếu có) theo quy định hiện hành. Nếu còn bất kỳ một thành phần nguy hại là kim loại nặng hoặc halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH thì không được coi là sản phẩm mà vẫn là CTNH.

Chất thải được xử lý bằng biện pháp hoá rắn hoặc ổn định hoá: a) Tro xỉ từ hoạt động thiêu huỷ CTNH và các chất thải vô cơ khác: nếu không có thành phần kim loại nặng nào vượt ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì có thể tận dụng làm sản phẩm vật liệu xây dựng nếu cường độ hoá rắn (bê tông hoá hay các biện pháp khác như đóng gạch) không thấp hơn mác 100; hoặc được coi là chất thải rắn thông thường, có thể chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc chất thải xây dựng hợp vệ sinh nếu cường độ hoá rắn thấp hơn mác 100; b) Chất thải có thành phần hữu cơ sau khi hoá rắn hoặc ổn định hoá nếu không có thành phần nguy hại nào (trừ amiăng thì cho phép hàm lượng bất kỳ) đồng thời vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối và ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì được coi là chất thải rắn thông thường, có thể chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc chất thải xây dựng hợp vệ sinh; c) Chất thải sau khi được hoá rắn hoặc ổn định hoá nếu có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ đồng thời vượt cả ngưỡng hàm lượng tuyệt đối và ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì vẫn là CTNH, phải được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Phải sử dụng bản cập nhật mới nhất của các phương pháp xác định nêu tại Mục 4.1. Trường hợp các phương pháp xác định này có các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương đương thì áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện .

Hãy cùng công ty chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của quý khách

Công ty môi trường Ngoc Lân,

Địa chỉ: 51/34 Bình Đường 3, An Bình, Dĩ An, BD

Tầng 7, Tower Mê Linh, Số 2, Ngô Đức Kế, Quận 1, HCM

Điện thoại: 0937.190.387

Email: congtyngoclan@yahoo.com

Công ty môi trường ngọc lân nhận thiết kế công nghệ xử lý nước thải LH : 0905 555 146

Công ty môi trường nhận thu gom vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại https://ngoclan.co/wp-content/uploads/2013/11/son-ctnh.jpghttps://ngoclan.co/wp-content/uploads/2013/11/son-ctnh-150x150.jpgadminXử lý chất thảibiện pháp thu gom và xử lý chất thải nguy hại,Phân loại chất thải nguy hạiPhân loại chất thải nguy hại, biện pháp thu gom và xử lý Định nghĩa và nguồn gốc chất thải nguy hại Định nghĩa: Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy,... Xử lý nước thải - Xử lý khí thải - Xử lý rác thải - Tư vấn môi trường