Công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì

Khoai mì là một trong 5 loại cây được coi là ngũ cốc dinh dưỡng được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Ở việt Nam, từ xa xưa cây mì đã được người dân các nơi trồng rất nhiều để làm cây lương thực thay cho lúa trong bữa ăn hàng ngày. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì khoai mì được con người sử dụng để sản xuất các mặt hàng lương thực thực phẩm có chất lượng hơn, phục vụ nhu cầu của con người trong và ngoài nước. Cây mì có khả năng chịu hạn tốt, cách thức trồng đơn giản, thích hợp với nhiều loại khí hậu, có năng suất cao hợn so với nhiều loại cây trồng khác và đạt ổn định trên nhiều loại đất. Bột mì có độ mịn cao được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Theo dự kiến của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích đất trồng sắn trên cả nước sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Từ đây, nhiều nhà máy chế biến tinh bột mì được mở rộng và tăng cường sản xuất. Nước thải của ngành này cũng đang được quan tâm cần phải có biện pháp xử lý để đảm bảo khi thải ra không gây ô nhiễm môi trường.

Công ty môi trường Ngọc Lân
                                              Công ty môi trường Ngọc Lân

Trải qua hàng loạt các công đoạn chế biến như:
– Bóc vỏ: tách vỏ lụa của củ mì
– Rửa: làm sạch củ mì, loại bỏ đất đá và vỏ bám,…
– Băm và mài: quá trình băm làm cho củ nhỏ đi và tọa điều kiện cho quá trình mài đạt hiệu quả cao; mài là tách hạt tinh bột từ trong tế bào củ.
– Tách xác: loại bỏ xác bả từ nguyên liệu củ
– Tách dịch bào: tách mũ sắn ra khỏi hỗn hợp sữa tinh bột
– Ly tâm: tách nước ra khỏi hỗn hợp
– Sấy, làm nguội sau đó rây và đóng bao: vì bột mì dễ hút ẩm và nhiễm mùi.
Nước thải phát sinh từ các công đoạn bóc vỏ, rửa, tách dịch bào và một lượng rất ít nước thải sinh hoạt của công nhân cũng được thu hồi và xử lý chung với nước thải sản xuất.
Nước thải chế biến tinh bột mì với hàm lượng rất cao BOD lên đến 15000 mg/l; COD có thể 17000mg/l; ngoài ra nước thải còn bị ô nhiễm cá chỉ tiêu SS, N, P. Cyanua là chất độc nhưng có hàm lượng khá cao khoảng 75 mg/l (theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B quy định hàm lượng CN- là 0.1 mg/l).
Cyanua rất nguy hại cho vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học, cần loại bỏ trước khi xử lý sinh học. Người ta thường acid hóa để xử lý cyanua dưới tác dụng của vi sinh vật bùn tự hoại (theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2010) xủ lý nước thải
Các công trình sinh học được áp dụng hiện nay là AAO; AAO + MBBR; UASB + Anoxic + MBBR;…mỗi công nghệ được áp dụng sẽ có những ưu điểm riêng và hiệu quả khác nhau, chọn phương án xử lý còn phụ thuộc vào tính chất nước thải của từng nhà máy và các điều kiện liên quan.

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận thiết kế công nghệ xử lý nước thải LH : 0905 555 146

adminXử lý nước thảiCông nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì,xu ly nuoc thai bot miCông nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột mì Khoai mì là một trong 5 loại cây được coi là ngũ cốc dinh dưỡng được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Ở việt Nam, từ xa xưa cây mì đã được người dân các nơi trồng... Xử lý nước thải - Xử lý khí thải - Xử lý rác thải - Tư vấn môi trường